Tổng quan về các loại rèm cửa che nắng nội thất

Hãy cùng chenang.vn tìm hiểu và tổng hợp về các loại rèm cửa trong nhà mà  bạn thường gặp trong cuộc sống. 
I. RÈM CỬA CHE NẮNG LÀ GÌ 
- Rèm cửa che nắng hay còn gọi là mành, màn cửa che nắng hoặc ri đô được sử dụng cho cửa sổ, cửa phòng khách, cửa phòng ngủ, bếp ăn, không gian phòng tắm, ban công hoặc để ngăn cách các khoảng không gian giữa các phòng trong gia đình hoặc được sử dụng cho các tòa nhà, khách sạn, resort dùng các ô cửa bằng tấm kính lớn để tạo không gian gần gũi với thiên nhiên và tầm nhìn rộng mở.
- Đối với các ô kính giếng trời, trần nhà bằng kính hoặc mái hiên bằng kính, người ta không sử dụng rèm cửa mà là dùng rèm trần để che nắng, cản nhiệt.
- Việc sử dụng rèm rất đơn giản và tiện lợi với hai cách sử dụng chính đóng vào, mở ra sang một bên hoặc hai bên hoặc chạy theo đường vòng cung, vuông góc ( đối với rèm vải ) và cuốn lên hoặc thả xuống ( đối với rèm cuốn )
- Chất liệu chủ yếu của rèm thường là các vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng như vải, gỗ, tre, nhôm, nhựa polyme, nhựa dẻo và một số chất liệu đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng ..
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và vật liệu kiến trúc, có rất nhiều sản phẩm rèm cửa mới được ra đời với chất liệu, kiểu dáng và hình thức rất hiện đại, sang trọng, tiện lợi, một trong số đó là rèm tự động.  

II. TÁC DỤNG CỦA RÈM CỬA 
- Trong những năm gần đây, đời sống của người Việt Nam được cái thiện và nâng cao, do đó, rèm cửa không còn là vật dụng đơn thuần để che nắng mà còn là một món đồ trang trí nội thất không thể thiếu để bày trí không gian trong phòng. 

- Về cơ bản, rèm cửa có các tác dụng chủ yếu sau: ​
+ Che nắng, điều chỉnh cường độ ánh sáng chiếu vào trong phòng
+ Cản sáng, cản nhiệt, ngăn lạnh điều hòa, cách nhiệt
+ Cản gió nhẹ, cản bụi, ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào không gian phòng 
+ Trang trí nội thất, nơi gia chủ thoải mái thể hiện phong cách, đẳng cấp trong căn phòng
+ Tạo không gian riêng tư cần thiết
III. ỨNG DỤNG CỦA RÈM CỬA CHE NẮNG 
- Rèm cửa được sử dụng nhiều trong các cửa kính, cửa sổ, cửa ra vào, sảnh lớn, mái kính, ..tại các ngôi nhà, chung cư, biệt thự, khách sạn, nhà hàng, resort, …
Hầu như tất cả các công trình, nơi nào có ô cửa hoặc cửa kính, nơi đó cần rèm che nắng.

IV. CÁC LOẠI RÈM CỬA CHE NẮNG

1. Rèm vải che nắng
- Rèm vải che nắng là loại rèm phổ biến và thông dụng nhất hiện nay dành cho các ô cửa lớn, sảnh chính.
- Thông thường, rèm vải che nắng có 02 lớp, một lớp rèm vải chính có chức năng cản sáng, cản nắng, cản nhiệt chính và 01 lớp voan nhẹ nhàng có chức năng cản gió, cản sáng nhẹ nhàng tăng thêm vẻ đẹp tinh tế, thẩm mỹ cho căn phòng.
- Vật liệu tạo nên rèm vải vô cùng đa dạng, từ các sợi thiên nhiên như nilen (sợi lanh) lanh, bông, lụa tơ tằm, … cho đến các sợi tổng hợp như polyester, nilon, cotton …

a. Rèm vải định hình
- Là loại rèm vải mà tấm vải được may theo đường lượn sóng với kích thước sóng vải (múi vải) cố định từ 6cm – 8cm, khi hình thành sẽ tạo ra một tấm vải với các múi vải đều nhau, thẳng, mượt mà, uyển chuyển, tạo nên một không gian vô cùng sang trọng và đẹp đẽ. Khi dùng lớp vải chính, người ta thường may rèm vải định hình.

b. Rèm vải chiết ly 
- Rèm vải chiết ly hay còn gọi là Rèm vải chết ly là loại rèm vải mà tấm vải được may nhóm các múi vải nhỏ với nhau theo từ 2 đến 3 nhóm, tạo thành một sóng vải (múi vải). Cách may này thường áp dụng đối với lớp vải voan để định hình múi vải và tăng thêm sự nhẹ nhàng, quyến rũ của vải voan. Đối với những ô cửa cao và nhỏ, người ta cũng dùng loại rèm này.


c. Rèm vải Ore 
Rèm vải Ore hay còn gọi là Rèm đục lỗ là loại rèm mà tấm vải được may giống hệt rèm vải định hình, tuy nhiên, thay vì treo trên một thanh ray có bi chạy, rèm vải ore được treo trên một thanh suốt bằng hợp kim nhôm thông qua các lỗ nhỏ được đục trên đầu tấm vải.
Rèm vải Ore phù hợp với những bức tường không có hốc thạch cao hoặc các khung cửa nhỏ trong một bức tường lớn.  


d. Các biến thể của rèm vải
Chúng ta có thể gặp các loại rèm vải khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản kỹ thuật may và lắp đặt là vẫn là từ 03 loại rèm vải nêu trên bao gồm
- Rèm yếm: hay còn gọi là rèm cung đình là loại rèm được may theo các phương thức nêu trên và có thêm một số dạng yếm che trên phần đầu của rèm, thường thấy ở các cung đình ngày xưa hoặc theo phong cách cổ điển.

- Rèm sân khấu: được sử dụng cho các sân khấu ca nhạc, sân khấu hội trường và các sân khấu nhạc cổ điển, đây là loại rèm chuyên dụng được chuyển thể từ rèm vải.

- Rèm vải cong, rèm vải vuông góc: thay vì vải được kéo theo hai hướng thẳng hàng, rèm vải cong được lắp đặt trên địa hình cong hay vuông góc theo thiết kế có sẵn của ngôi nhà. Đây là xu hướng rèm vải trong tương lai đi theo các thiết kế tại các công trình biệt thự, khách sạn và resort… mới nhất hiện nay.
2. Rèm cuốn
- Khác với hoạt động đóng mở bằng cách kéo ra, kéo vào của rèm vải, rèm cuốn hoạt động dựa trên nguyên tắc cuốn lên và thả xuống để điều chỉnh mức độ ánh sáng chiếu vào căn phòng.
- Rèm cuốn cơ bản là một tấm vải vừa vặn với ô cửa được cuộn với một ống hình tròn có chức năng cuộn vải lên xuống để phủ lấp ô cửa. Đây là loại rèm cơ bản nhất, đơn giản nhất và dễ dàng lắp đặt nhất cho các ô cửa sổ.
- Chất liệu vải của rèm cuốn đa phần là các sợi polyester tổng hợp, một số loại rèm cuốn được cấu tạo bởi vải thô hoặc các loại vải thanh tre trúc nhỏ…

Rèm cuốn được chia làm 03 loại:

a. Rèm cuốn trơn hay còn gọi là rèm cuốn đơn sắc
Là loại rèm cuốn mà màu sắc được cố định bởi các màu có sẵn, các hoa văn có sẵn thông thường

b. Rèm cuốn tùy chọn
Là loại rèm cuốn mà vải của nó có thể in các hoa văn, các hình vẽ tranh ảnh theo yêu cầu của gia chủ.

c. Rèm cuốn Roman
Là loại rèm cuốn mà khi cuốn lên tạo thành các nếp gấp đều nhau, tạo thành các sóng vải theo phương thẳng đứng khá điệu đà theo phong cách tân cổ điển.

d. Các biến thể của rèm cuốn
Các biến thể của rèm cuốn bao gồm các loại rèm với chất liệu khác nhau như tre, trúc, vải lụa, vải bố, vải thô, và các vật liệu khác theo yêu cầu của gia chủ để thể hiện một phong cách độc đáo hoặc phù hợp với thiết kế kiến trúc ngôi nhà.



3. Rèm sáo
- Rèm sáo là loại rèm được hình thành từ các tấm vải, tấm nhôm hoặc gỗ gọi là lá rèm được xếp lớp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang để điều chỉnh ánh sáng qua các khe hở của lá rèm lật lên và xuống.
- Cấu tạo của các lá rèm thường là các sợi tổng hợp Polyester, bằng hợp kim nhôm, gỗ, nhựa hoặc một số vật liệu đặc biệt khác như tre, nứa …

Rèm sáo có các loại chủ yếu sau

a. Rèm sáo nhôm
- Các lá rèm được cấu tạo bằng hợp kim nhôm, được nằm xếp lớp và kết nối với nhau bởi một sợi dây gọi là dây tim.
- Các lá rèm xoay góc 180 độ quanh trục dây tim nhờ một sợi dây gọi là dây thang.
- Rèm sáo nhôm được sử dụng nhiều cho khu vực phòng tắm, nhà bếp và văn phòng

b. Rèm sáo gỗ
- Cấu tạo của rèm sáo gỗ là các lá rèm được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ đã qua xử lý
- Hoạt động của rèm sáo gỗ giống với hoạt động của rèm sáo nhôm và thường được sử dụng tại các ô cửa khu văn phòng, các phòng thiết kế không gian trầm, ấm …

c. Rèm sáo lá dọc
- Rèm sáo lá dọc hay còn gọi là Rèm sáo lá đứng có cấu tạo là những lá có kích thước từ 80mm - 127mm, xếp dọc so le với nhau, có thể xoay góc 180 độ và kéo mở sang hai bên. Chất liệu của lá rèm sáo dọc thường là vải sợi nhựa tổng hợp Polyester, PVC ... 
- Rèm sao lá dọc thường được dùng cho các khu văn phòng, công sở hay các khu công cộng cần sự đơn giản, gọn gàng và tiện lợi. 
- Thời gian gần đây, rèm sáo lá dọc không còn được ưa chuộng nhiều bởi mẫu mã kém đa dạng và độ bền không cao. 


 d. Các biến thế của rèm sáo
Các biến thế của rèm sáo là các lá rèm được cấu biến tấu thành các hình dạng khác nhau nhưng hoạt động vẫn dựa trên cơ sở giống như rèm sáo.
Biến thể của rèm sáo được chú ý nhất hiện nay là cửa chớp với các lá chớp được cấu tạo từ gỗ, hoặc thủy tinh hoặc nhựa dẻo và có hình dạng không phải hình phẳng mà có thể là hình thoi, hình bầu dục …

4. Rèm cầu vồng
- Rèm cầu vồng hay còn gọi là rèm Hàn Quốc do nguồn gốc xuất phát từ xứ sở của Kim Chi – Hàn Quốc.
- Cấu tạo của rèm cầu vồng là tấm vải được may với hình thức một lớp tối và một lớp sáng nằm so le nhau.
- Khi hoạt động, lớp sáng và lớp tối liên tục che nhau tạo ra các khoảng hở sáng và khoảng tối nằm xẽn kẽ nhau. Khoảng sáng này sẽ tùy vào sự điều chỉnh của người sử dụng.
- Chất liệu vải rèm cầu vồng thông thường là loại vải sợi tổng hợp 100% Polyester

Rèm cầu vồng có các loại sau

a. Rèm cầu vồng 02 lớp
Là loại rèm cầu vồng chỉ có 02 lớp vải chạy so le nhau để tạo ra khoảng hở sáng tối khi hoạt động. Đây là loại rèm cầu vồng phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.


b. Rèm cầu vồng 03 lớp
Đây là loại rèm cầu vồng mà tấm vải được may theo hình thức tấm vải sáng được may song song song với nhau, kết nối với hai tấm vải sáng là một đoạn của tấm vải tối tạo nên một tấm rèm che nắng 3D ba chiều rất đẹp và quyến rũ.



c. Các biến thể của rèm cầu vồng
- Biến thể của rèm cầu vồng hiện nay chưa nhiều, chỉ có thể nhắc tới một biến thể duy nhất là loại rèm tổ ong hay còn gọi là rèm 
Honeymoon hoặc rèm Day and Night.
- Tấm vải thường có cấu tạo bởi giấy bạc với các hoa văn khác nhau được may theo dạng gấp nếp giống hình dáng của tổ ong tạo hoạt động trên nguyên tắc kéo lên và xuống tạo ra các khoảng tối và sáng tùy theo ý người sử dụng. Đây là loại rèm sẽ được phát triển trong tương lai.

5. Rèm trần
- Trong những năm gần đây, phong cách thiết kế xây dựng ngày càng trở nên mới mẻ, hòa nhập cùng với hơi thở của thời đại thì việc đưa không gian thiên nhiên vào trong ngôi nhà ngày càng  nhiều hơn và trở thành xu thế, chúng ta có thể thấy các ô giếng trời lộng gió hoặc các ngôi nhà có trần bằng kính, các mái hiên bằng kính ngày càng nhiều thì nhu cầu về việc che nắng ngày càng cấp thiết.
- Rèm trần ban đầu đơn giản chỉ là một tấm vải chắn ngang qua ô kính đến ngày nay, rèm trần là một sản phẩm không chỉ đơn giản là việc che nắng, nó tạo nên một không gian gọn gàng, thẩm mỹ, hiện đại và đẹp mắt dưới mái kính.

a. Rèm trần phẳng
- Rèm trần phẳng có cấu tạo khá phức tạp gồm 01 ống cuộn vải, 01 ống lò xo để khi đóng lại, lò xo bị kéo căng, lực hồi của lò xo sẽ kéo vải che lại khi người sử dụng thả tay hoặc bỏ chốt ra. Khi đóng vào, tấm vải được kéo căng phẳng ra, khi mở ra, tấm vải sẽ được cuộn lại trong ống cuộn vải.
- Các chi tiết như dây cáp, chốt định vị, phụ kiện đều cần đạt tiêu chuẩn bởi việc kéo tay là khá khó khăn với độ cao của trần.
- Rèm trần phẳng phù hợp với các giếng trời nhỏ, các mái kính cần sự gọn gàng, đơn giản.


b. Rèm trần xếp ly
- Thay vì khi mở ra, mở ra tấm vải trong rèm trần phẳng cuộn lại hoặc kéo căng trong ống thì vải ở rèm trần xếp ly sẽ xếp lại thành những múi vải bằng nhau tạo nên một không gian khá thơ mộng và thẩm mỹ.
- Rèm trần xếp ly phù hợp với những giếng trời có kích thước lớn, các mái nhà bằng kính hoặc mái hiên rộng lớn.



- Trong xu thế phát triển hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu, các chủng loại rèm ngày càng được phát triển và mở rộng. Chenang.vn luôn cố gắng cập nhật, tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ hiện đại với mong muốn trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp rèm, rèm tự động cao cấp cho ngôi nhà thân yêu của bạn. 
- Hãy liên hệ tới hotline 0988 246 546 để được tư vấn và cung cấp những sản phẩm phù hợp nhất tới nhu cầu của bạn. 
Chân thành !
Thực hiện bởi: chenang.vn
 

Tin khác

Giới thiệu về hệ rèm cuốn tự động che nắng ngoài trời Zipper

Đưa thiên nhiên tới gần con người là xu thế tất yếu trong thiết kế nhà ở tại Việt Nam trong những năm gần đây. Vẫn có thể thoải mái hòa mình với tự nhiên mà vẫn giữ được sự riêng tư, kín đáo khi cần thiết, đó là bài toán mà không ít kiến trúc sư, nhà thiết kế phải đau đầu tìm kiếm Hệ rèm cuốn che nắ...

Chi tiết

Giới thiệu về hệ rèm cuốn tự động che nắng ngoài trời Zipper

Tin tức
16 Thg04
Giới thiệu về hệ lam nhôm hình thoi

Hệ che nắng tự động ngoài trời: lam nhôm hình thoi là một sản phẩm chắc chắn không thể bỏ qua trong quá trình thiết kế ngoại thất, với chất liệu làm bằng nhôm được sơn tĩnh điện nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều mặc dù thường xuyên tiếp xúc với những tác động xấu từ bên ngoài....

Chi tiết

Giới thiệu về hệ lam nhôm hình thoi

Tin tức
07 Thg10
Giới thiệu về hệ che nắng tự động tay đòn

Khi nhìn vào thiết kế một ngôi nhà, bạn có thể biết được phong cách sống chủ nhân của nó. Chính vì vậy, bất kì một chi tiết nào của ngôi nhà cũng nên được chọn lựa kỹ càng. Hệ che nắng tự động ngoài trời - che nắng cửa sổ tay đòn là một trong những giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện ngôi nhà. Với...

Chi tiết

Giới thiệu về hệ che nắng tự động tay đòn

Tin tức
16 Thg04

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Đăng ký nhận những ưu đãi mới nhất từ chúng tôi. Mọi thông tin của quý khách sẽ được bảo mật kỹ

Chính sách Bảo mật.

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ PHẦN CHE NẮNG TỰ ĐỘNG VIỆT NAM
Trụ sở: 
Lô 11D Khu 2,5ha, tổ 58, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Tp.Hà Nội.
Showroom: Tầng 3 - BT2, Khu ĐTM Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0988 246 546
Email: Chenangtudong@gmail.com

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

0012244244
000016
Báo giá

Dự toán (đã bao gồm động cơ)

Loại rèm: Chưa lựa chọn
Giá theo m2: Chưa lựa chọn rèm
Giá Động cơ: Chưa lựa chọn rèm
Diện tích: 0 m2
----------------------

Mời quý khách điền đủ thông tin để tính toán giá